Chiến Thuật Catenaccio – Lối Chơi Phòng Ngự Bị Lãng Quên

Chiến thuật Catenaccio

Chiến thuật Catenaccio là cách chơi bóng yêu cầu các chân sút phải có phẩm chất phòng ngự tốt mới dễ dàng triển khai. Đây được xem như một trong những nước đi đẳng cấp nhất lịch sử làng túc cầu và khuấy đảo bóng đá thế giới. Hãy đồng hành cùng kênh thể thao BongdaTV qua bài viết sau để hiểu hơn về nó.

Đôi nét về chiến thuật Catenaccio trong bóng đá

Catenaccio là thuật ngữ trong làng túc cầu dùng để chỉ lối chơi phòng ngự có nguồn gốc từ nước Ý với nghĩa “cái chốt lửa”. Cách chơi này tập trung vào việc trấn giữ khung thành ngăn ngừa đối phương ghi bàn thay vì dâng cao lên tấn công. Loại hình này yêu cầu các chân sút phải có tính kỷ luật cao, luôn duy trì vị trí dù có chuyện gì xảy ra và không được phép lộ khoảng trống.

Đặc điểm khiến chiến thuật Catenaccio trở thành nỗi ám ảnh cho tiền đạo đối phương là hệ thống phòng ngự sử dụng nhiều người. Cụ thể, ngoại trừ hàng hậu vệ chính, còn có từ 1 đến 2 “libero” hay “sweeper” đứng sau làm rào càng quét bóng bọc lót khi cần. Đặc biệt, sơ đồ còn sở hữu khả năng phản công nhanh khi đối thủ dâng lên quá cao bằng các đường chuyền dài.

Giới thiệu đôi nét chiến thuật Catenaccio
Giới thiệu đôi nét chiến thuật Catenaccio

Lịch sử hình thành và suy thoái của chiến thuật thi đấu Catenaccio

Mặc dù nhiều người thường gắn cách chơi Catenacci theo nước Ý tuy nhiên họ lại không biết rằng nguồn gốc chính của nó ở Thụy Sĩ. Dưới đây là sự hình thành, phát triển và suy thoái của chiến thuật phòng ngự đỉnh cao do kênh thể thao BongdaTV tổng hợp.

Sinh ra tại Thụy Sĩ

Cách thi đấu theo chiến thuật Catenaccio có nguồn gốc từ HLV người Áo Karl Rappan vào những năm 30 của thế kỷ XX. Ở thời điểm đó, ông đang dẫn dắt đội Thụy Sĩ và đưa ra cách chơi gọi là “cái chốt” tương tự với phòng ngự Catenaccio sau này. Karl sử dụng thêm 1 chân sút “libero” đứng sau hàng hậu vệ đặt nền móng cho sự phát triển lối đá phòng ngự sau này.

Phát triển tại Ý

Sau 20 năm kể từ khi HLV người áo sáng lập ra cách chơi phòng ngự, HLV người Ý Nereo Rocco phát triển nó thành Catenaccio như bấy giờ. Ông đã thành công đưa lối đá vào thi đấu và giúp AC Milan giành được nhiều danh hiệu trong nước lẫn quốc tế.

Đến 1960, HLV Helenio Herrera nâng cao chiến thuật Catenaccio tại Inter Milan và đưa nó lên vị thế mới bằng cách phòng thủ cứng hơn. Lúc này, ông vận dụng 2 sơ đồ 5-3-2 và 1-4-3-2 sau đó chọn ra các cầu thủ có thể lực tốt đưa lối đá lên đỉnh cao.

Catenaccio suy thoái

Tuy lối đá phòng ngự Catenaccio giúp nhiều CLB thành công nhưng lại vướng phải nhiều chỉ trích bởi cách thủ quá tiêu cực. Việc quá tập trung vào ngăn chặn bước tiến của đối thủ thay vì ghi bàn giành chiến thắng đã bị CĐV nhạo bán. Đặc biệt với sự phát triển nhiều của hàng công trong thập niên tiếp theo, sơ đồ cũng bị khắc chế và dần thay thế bằng lối đá khác.

Xem thêm:  Cú Đúp Là Gì? - Khám Phá Thuật Ngũ Bóng Đá Chuẩn Nhất 2025
Giai đoạn phát triển và suy tàn của lối chơi Catenaccio
Giai đoạn phát triển và suy tàn của lối chơi Catenaccio

Ở thời điểm hiện tại, không có HLV nào áp dụng chiến thuật Catenaccio vào thi đấu nhưng nó vẫn là biểu tượng trong làng túc cầu. Các tên gọi như “libero” đã chuyển sang cầu thủ trung vệ khiến nó hoàn thiện hơn rất nhiều và tính kỷ luật cũng cao. Các nguyên tắc của Catenaccio cũng được giữ lại nhưng thay vào đó là sơ đồ 4 hậu vệ.

Phân tích ưu nhược điểm chiến thuật bóng đá Catenaccio

Bất kỳ chiến thuật nào cũng tồn tại những ưu nhược điểm riêng và Catenaccio cũng không ngoại lệ. Theo nhận định BongdaTV, lối chơi phòng ngự này có những ưu và nhược điểm dễ nhận thấy sau:

Ưu điểm

Sơ đồ chiến thuật bóng đá Catenaccio khiến hàng phòng ngự có thêm nhiều cầu thủ hơn qua đó ngăn chặn đối phương ghi bàn. Với sự dày đặc như vậy, đội bạn cần tổ chức nhiều chân sút đỉnh cao mới có cơ hội xuyên phá và đánh thủng lưới. Ngoài ra, chiến thuật Catenaccio còn làm giảm đi nhuệ khí của hàng công đội bạn khiến họ phải lo lắng bị vượt qua bằng các đường chuyền dài.

Đánh giá ưu nhược chiến thuật bóng đá Catenaccio
Đánh giá ưu nhược chiến thuật bóng đá Catenaccio

Nhược điểm

Không có bất kỳ sơ đồ chiến thuật nào mạnh toàn diện và Catenaccio cũng cho thấy mặt tối của nó một cách rõ rệt. Cụ thể, lối đá phòng ngự phải ưu tiên cho việc 1 kèm 1 và hậu vệ cần có thể lực tốt cũng như độ tập trung cao để không bị vượt qua. Ngoài ra, khả năng tấn công của nó cũng bị giảm đi bởi số lượng thành viên ở dưới quá nhiều. Đặc biệt, phương thức thi đấu này còn tốn nhiều thể lực cầu thủ.

Chiến thuật Catenaccio liệu có còn hợp với thời điểm bây giờ?

Giai đoạn mà sơ đồ chiến thuật Catenaccio đỉnh cao nhất là vào khoảng những năm 60 – 70 của thế kỷ XX cho các CLB Ý. Hiện nay, nó đã không còn phù hợp nữa và bị khắc chế bởi các đội có tiền đạo sút xa, chạy chỗ hay. 

Việc chỉ tập trung vào phòng thủ còn khiến đội rơi vào thế bị động mặc cho đối thủ tấn công mà không có động thái gì. Đặc biệt, lối đá này cũng không cân bằng khi chỉ tập trung vào phòng ngự thay vì phản công bằng sơ đồ 4-2-1-3.

Lối chơi phòng ngự Catenaccio có phù hợp với hiện tại?
Lối chơi phòng ngự Catenaccio có phù hợp với hiện tại?

Tổng kết

Chiến thuật Catenaccio đã có giai đoạn làm mưa làm gió trong các trận đấu lớn trên thế giới tuy nhiên hiện nay đã bị lãng quên. Hãy tiếp tục đồng hành cùng BongdaTV vào những lần sau bằng cách theo dõi website.